TƯ VẤN CÁCH TĂNG ĐỘ THÔ TRONG ĂN DẶM KIỂU NHẬT CHO BÉ TỪNG GIAI ĐOẠN
PHẠM HẠ TUYÊN
Thứ 6 28/06/2024
6 phút đọc
Nội dung bài viết
Trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, cách tăng độ thô theo từng giai đoạn phát triển của bé là bước vô cùng quan trọng để bé làm quen dần với thức ăn thô và hoàn thành tốt kĩ năng ăn uống. Bài viết dưới đây, hãy cùng BAA Baby tìm hiểu cách tăng độ thô cho bé ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn PHÙ HỢP nhé!
1. Giai đoạn 1: 5 - 6 tháng tuổi - "Giai đoạn nuốt chửng"
Độ cứng cơ bản: Giống canh/súp
Giai đoạn này bé chưa cử động lưỡi tốt, lưỡi chỉ có thể cử động ra phía trước và phía sau, vì thế mẹ nên chế biến thức ăn ở trạng thái lỏng như canh, súp sao cho thức ăn di chuyển dễ dàng trong miệng. Cho bé ăn khi bé đói, mỗi ngày 1 lần trước giờ cho bé bú sữa, bắt đầu bằng cháo với tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước) đã rây mịn, thử cho bé từ 1 thìa.
Độ thô thức ăn:
- Cháo: Cháo tỉ lệ 1:10 rây qua lưới 2, 3 lần thật mịn sao cho không còn hạt cháo và thêm nước để làm loãng cháo hơn. Sau khi bé quen, mẹ giảm số lần rây và giảm lượng nước để cháo giảm độ loãng.
- Củ quả: Hấp/luộc mềm rây nghiền ngay khi còn nóng sẽ dễ dàng hơn, cho thêm nước để làm sánh.
- Rau: Lấy phần lá, luộc mềm, thái nhỏ theo hai chiều ngang và dọc, rây nghiền cho đến khi mịn.
- Cá thịt trắng: Sau khoảng 3 tuần bé đã quen với ăn dặm, bé có thể ăn cá thịt trắng. Mẹ luộc cá, bỏ da và xương, thêm nước rây nghiền nhuyễn đến mịn.
Giai đoạn này bé chỉ ăn những đồ lỏng như súp, cháo
ThemeSyntaxError[Illegal template name snippet_code] ĂN GÌ GIÚP BÉ TĂNG CÂN, “LỚN NHANH NHƯ THỔI”?
2. Giai đoạn 2: 7-8 tháng tuổi - "Giai đoạn nhai trệu trạo"
Ở giai đoạn này, bé có thể nghiền thức ăn bằng lưỡi và hàm trên, cử động giống như khi ta đang càu nhàu. Sau đó, mẹ cho thêm những thức ăn dạng hạt với độ cứng giống như đậu phụ.
Độ cứng cơ bản: Giống đậu phụ
Dấu hiệu chuyển từ giai đoạn nuốt chửng sang giai đoạn nhai trệu trạo:
- Bé di chuyển lưỡi, đẩy thức ăn vào sâu trong miệng và nuốt chửng tốt.
- Bé ham ăn hơn so với lúc đầu ăn dặm.
- Ngoài cháo ra, những thức ăn mà bé có thể ăn được như rau, cá thịt trắng đang nhiều lên.
- Thời gian ăn dặm đã ổn định.
Độ thô thức ăn:
- Cháo tỉ lệ 1:7 (1 gạo, 7 nước). Nửa đầu giai đoạn 2, mẹ nấu cháo với tỉ lệ 1:7 chín mềm xong rây 8 phần rây, 2 phần còn lại nghiền thô bằng thìa rồi dần dần giảm lượng rây. Nửa sau giai đoạn 2 (7,5 - 8 tháng) nấu cháo 1:7 xong chỉ cần nghiền thô bằng thìa.
- Rau: Nửa đầu giai đoạn luộc mềm, băm nhuyễn. Nửa sau giai đoạn luộc mềm, cắt nhỏ cả 2 chiều ngang và dọc.
- Cá, thịt trắng: Cá hấp/luộc, bỏ da và xương rồi miết tơi trên bàn mài đinh khi còn nóng, sau có thể gỡ thô bằng dĩa. Đối với thịt, dù băm nhuyễn nhưng cấu trúc thịt vẫn không tơi mềm bằng cá thì bạn có thể 8 phần rây, 2 phần còn lại giữ nguyên cấu trúc, sau dần dần giảm lượng rây.
Mẹ nên cho thêm những đồ ăn dạng hạt để bé phát triển khả năng nhai
3. Giai đoạn 3: 9-11 tháng tuổi - "Giai đoạn nhai tóp tép"
Độ cứng cơ bản: Giống như chuối
Lưỡi cử động lên xuống, bé đã có thể đẩy thức ăn đến hàm, nghiền nát hoặc gặm bằng răng cửa. Giai đoạn này bé có thể chuyển sang thức ăn có độ cứng giống như chuối chín.
Độ thô thức ăn:
- Cháo tỉ lệ 1:5 (1 gạo, 5 nước) trạng thái vẫn còn hình dạng hạt gạo. Dần dần bé đã quen thì chuyển sang cháo tỉ lệ 1:3 (1 gạo, 3 nước), cháo đặc nguyên hạt.
- Củ quả: Hấp/luộc đến khi đạt được độ cứng có thể nghiền nát bằng ngón tay rồi cắt nhỏ 5-6mm.
- Rau: Luộc mềm, cắt nhỏ theo hai chiều ngang dọc để bé cảm thấy hơi cứng khi cắn.
- Cá thịt trắng: Luộc, bỏ da và xương, cắt miếng 5-8mm.
Đặc trưng lớn của giai đoạn này là bé có nhu cầu tự ăn. Nếu để đồ ăn trước mặt, bé sẽ bốc và đưa vào miệng. Bốc ăn thể hiện bé tìm hiểu hình dáng của thức ăn và cảm giác bằng ngón tay nên không được ngăn cản bé.
Số lần ăn: 1 ngày 3 lần. Tạo thói quen về bữa ăn cho bé thành 1 ngày ăn 3 bữa. Ngoài ra, tạo không khí ăn uống vui vẻ cho bé cùng gia đình cũng rất quan trọng.
Giai đoạn này mẹ nên cho bé ăn những đồ ăn cứng hơn như chuối
NÊN CHO BÉ ĂN DẶM KHI NÀO LÀ THÍCH HỢP, MẸ ĐÃ BIẾT RÕ CHƯA??
4. Giai đoạn 4: 12-18 tháng tuổi - "Giai đoạn nhai thành thạo"
Độ cứng cơ bản: Như thịt viên
Giai đoạn này, bé đã cử động cả lưỡi và cằm một cách thuần thục, răng hàm cũng bắt đầu mọc nên bé có thể nhai nát thức ăn
Độ thô thức ăn:
- Cơm: cơm nát. Hơi nhiều nước hơn so với cơm bình thường, trạng thái mềm. Khi bé đã quen thì chuyển sang cơm.
- Củ quả: Hấp/luộc đến khi đạt độ cứng có thể cắt dễ dàng bằng dĩa, cắt miếng to vừa miệng.
- Rau: Luộc mềm, cắt rộng 1cm để bé cảm giác được xơ.
- Cá, thịt: Luộc, bỏ da và xương, cắt miếng to vừa ăn sao cho bé cảm giác được thớ của miếng cá.
Số lần ăn: 1 ngày 3 bữa chính và 1 bữa phụ.
Giai đoạn này bé đã có thể ăn cơm trong trạng thái mềm
ThemeSyntaxError[Illegal template name snippet_code] MẸ CHO CON BÚ NÊN ĂN GÌ ĐỂ CON THÔNG MINH?
Trên đây là tư vấn của BAA Baby về cách tăng độ thô trong ăn dặm kiểu Nhật cho bé từng giai đoạn PHÙ HỢP nhất. Hi vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích, giúp mẹ chăm bé nhẹ nhàng hơn, bé mau ăn, chóng lớn.
BAA Baby là thương hiệu thời trang thiết kế dành cho trẻ em từ 0-7 tuổi tại Việt Nam, tiên phong trong việc đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Vì vậy nếu mẹ muốn chọn mua cho bé sơ sinh nhà mình những bộ quần áo chất lượng, mẹ hãy liên hệ ngay với BAA Baby qua số điện thoại hotline: 07.6886.5858 để nhận ngay ƯU ĐÃI cực KHỦNG lên đến 70% mẹ nhé!
KHÔNG THỂ BỎ LỠ: 99+ SẢN PHẨM QUẦN ÁO BÉ SƠ SINH HOT NHẤT 2021 TẠI BAA BABY.